Bệnh thối vây đuôi trên cá cảnh: biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh thối vây đuôi ở cá cảnh là một bệnh nhiễm khuẩn diễn ra thường xuyên ở nhiều loại cá cảnh. Bệnh khiến cá có nhiều dấu hiệu thương tổn bên ngoài khiến cá biếng ăn, mỏi mệt. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá cảnh nuôi trong bể. Bệnh thối vây, đuôi ở cá cảnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời. Nắm được dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh sẽ giúp người nuôi dễ dàng nhận biết sớm bệnh thối vây, đuôi ở cá cảnh. Cùng Thủy Sinh Aqua theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Tham gia Chợ cá cảnh Miền Nam – Trao đổi phụ kiện thủy sinh tại Zalo – https://zalo.me/g/wpisdv305

Biểu hiện của bệnh thối vây ở cá cảnh

Cá cảnh bị thối vây, đuôi thường dễ phát hiện với các biểu hiện bên ngoài dễ nhìn thấy. Những dấu hiệu dễ nhìn nhất của bệnh thường nằm ở phần vây, đuôi cá. Cá bị bệnh thối vây, đuôi sẽ có biểu hiện điển hình như sau:

  • Phần vây, đuôi của cá có phần rìa bị rách
  • Phía ngoài của vây hoặc đuôi chuyển sang màu trắng. Trong một vài trường hợp, phần viền vây sẽ chuyển sang đen hoặc nâu.
  • Cá sẽ xuất hiện tình trạng viêm cuống vây.
  • Bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn nữa, có thể khiến một phần vây hoặc đuôi cá cảnh sẽ bị rách, hỏng hoàn toàn hoặc rơi rụng.
  • Đi cùng với tình trạng trên cá sẽ có biểu hiện biếng ăn, chán ăn, ít hoạt động, hay nằm ở góc hoặc ngủ ở đáy bể cá.

Nhìn chung, dấu hiệu của bệnh khác rõ ràng và dễ nhận biết. Khi phát hiện cá cảnh có dấu hiệu bị thối vây hoặc đuôi, bạn nên thực hiện ngay những biện pháp chữa trị cho cá cảnh.

Biểu hiện của bệnh thối vây ở cá cảnh
Biểu hiện của bệnh thối vây ở cá cảnh

Nguyên nhân của bệnh thối vây, thối đuôi trên cá cảnh

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thối vây, thối đuôi ở trên cá là nước trong hồ nuôi cá bị dơ. Hồ nuôi cá dơ, chất lượng hồ nước thấp, môi trường nước thiếu oxy đều có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng thối vây, thối đuôi cho cá cảnh. Ngoài ra, tình trạng phân dư thừa ứ lại trong hồ nuôi cá cảnh, cho cá ăn quá no khiến cá bị thải ra khiến nước trong hồ bị bẩn là nguyên nhân gây bệnh cho cá.

Ngoài các nguyên nhân trên, khi cá bị thối vây, đuôi có thể bị các con cá khác trong hồ cắn. Trong khi đánh bắt, chăm sóc cá không đúng cách có thể khiến cá cảnh bị chấn thương ở đuôi, vây.

Nguyên nhân của bệnh thối vây, thối đuôi trên cá cảnh
Nguyên nhân của bệnh thối vây, thối đuôi trên cá cảnh

Khắc phục tình trạng thối đuôi, thối vây ở cá cảnh

Khắc phục tình trạng thối đuôi, thối vây ở cá cảnh
Khắc phục tình trạng thối đuôi, thối vây ở cá cảnh

Khắc phục tình trạng bệnh thối vây, đuôi ở thể nhẹ

Cá bị thối vây, đuôi ở thể nhẹ, bạn có thể khắc phục tình trạng bệnh của cá theo các bước sau:

Bước 1: Cách ly cá nhiễm bệnh khỏi hồ cá

Đầu tiên, bạn nên tiến hành tách cá bị thối đuôi, vây ra khỏi bế r và cho vào một bể đựng nước sạch. Đảm bảo bể nước mới đảm bảo môi trường sống an toàn cho cá vì nước không có clo. Việc tách riêng biệt cá bị bệnh với cá khoẻ nhằm tránh tình trạng lây nhiễm của bệnh thối vây, đuôi sang cá khoẻ. Đối với những chú cá còn sống trong hồ, bạn Bạn cũng cần chuyển các con cá còn sống sang một bể khác.

Bước 2: Tiến hành tổng vệ sinh bể cá cảnh

Người nuôi tiến hành rửa bể cá và toàn bộ các phụ kiện, vật dụng có trong bể cá cảnh nuôi. Trước tiên nên rút toàn bộ nước ra khỏi bể. Sau đó lấy tất cả các phụ kiện trong bể cá ra cọ rửa. Dùng bàn chải chà từng góc cạnh của bể nuôi cá. Sau đó, rửa sạch bể cá với nước ấm. Các phụ kiện trong bể nuôi cá cảnh cũng cần cọ rửa và ngâm nước ấm trong khoảng 10 phút. Sau đó, lau khô, rửa sạch sẽ đảm bảo không còn cặn dơ dính trên bể cùng các phụ kiện khác.

Bước 3: Xả hết nước trong bể cá

Sau các bước cọ rửa sạch bể cá cùng phụ kiện trong bể. Bạn tiến hành sắp xếp lại toàn bộ theo vị trí của nó. Sau đó, tiến hành cho nước mới trở lại hồ nuôi. Nước mới phải đảm bảo môi trường thuận lợi để cá sinh trưởng, phát triển. Nhiệt độ hồ nước thả cá đảm bảo từ 26 – 28 độ C. Lắp đặt thêm hệ thống máy bơm nước, bình sủi oxy cho hồ cá.

Bước 4: Thả cá lại vào hồ

Trước khi thả cá lại vào hồ, bạn cần kiểm tra để đảm bảo nước trong hồ có độ ph thích hợp. Nồng độ amoniac, nitrit, nitrat không vượt quá ngưỡng cho phép. Thả tất cả cá sống vào hồ, trừ cá đang nhiễm bệnh. Sau đó, tiến hành dùng thuốc trị cho cá bị thối vây, đuôi hoặc chữa trị cho cá. Việc phối hợp giữa môi trường nước sạch cùng thuốc sẽ giúp cá nhanh khỏi bệnh

Điều trị bệnh thối vây, thối đuôi với thuốc

Để điều trị bệnh thối đuôi, thối vây ở cá, người chăn nuôi có thể dùng thuốc kháng sinh trị bệnh thối vây. Sau khi vệ sinh bể cá, người chơi nên tiến hành dùng thuốc kháng sinh trị bệnh cho cá. Bạn nên hỏi tư vấn của bác sĩ thú y trước khi dùng kháng sinh cho cá. Tuỳ từng loại cá cảnh khác nhau, sẽ có loại thuốc kháng sinh trị thối đuôi, vây cho cá cảnh phù hợp. Một số loại thuốc trị bệnh thối vây phổ biến có thể kể như Jungle Fungus Eliminator, Tetracycline, Maracyn, Waterlife – Myxazin, và MelaFix. Các loại thuốc kháng sinh có chứa các chất kháng sinh giúp trị bệnh bao gồm minocycline, erythromycin, , trimethoprim và sulfadimidine.

Lưu ý khi dùng kháng sinh cho cá:

Khi cho thuốc vào bể cá, bạn nên dùng ống thổi hơi hoặc bơm nhằm tăng cường hàm lượng oxy trong nước giúp cá dễ hô hấp hơn.

Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Thuốc dùng phải còn thời hạn sử dụng in trên bao bì. Chỉ dùng thuốc khi cần thiết bởi thuốc có thể khiến cá bị stress, căng thẳng.

Sử dụng các biện pháp tự nhiên để trị bệnh thối vây, đuôi cho cá

Nếu tình trạng bệnh thối vây, đuôi của cá nhẹ, diễn ra với tần suất thấp, bạn có thể thử dùng dầu tràm trà và muối để điều trị cho cá. Đối với phương pháp này, bạn có thể nhỏ 1-2 giọt dầu tràm trà vào nước trong bể cá để sát trùng và giúp nước hồ cá trở nên sạch sẽ hơn. Nhỏ lần đầu tiên, bạn cần quan sát phản ứng của cá. Đảm bảo rằng cá không phản ứng với dầu tràm rồi mới tiến hành nhỏ tuổi lần 2 vào sáng hôm sau. Đây cũng được coi là biện pháp phòng ngừa bệnh thối vây, đuôi hữu hiệu cho các chú cá chưa bị bệnh trong hồ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng muối Sodium chloride để trị bệnh thối vây. Bạn thêm vào bể cá muối sodium chloride với tỉ lệ 30g cho 4 lít nước. Lưu ý, trường hợp dùng muối không thể sử dụng cho bể cá nước ngọt chịu đựng được mặn.

Bệnh thối vây, đuôi ở cá cảnh là một bệnh thường xuất hiện khi môi trường nước bị bẩn. Các chữa trị bệnh hiệu quả nhất là dọn dẹp bể cá cảnh sạch sẽ, thay nước và tiến hành dùng kháng sinh điều trị cho cá nhiễm bệnh. Bệnh thối vây, thối đuôi ở cá ảnh hưởng khá nhiều đến vẻ ngoài của cá. Khi chữa trị hồi phục, phần vây đuôi một thời gian sau mới có thể trở lại bình thường. Chính vì thế, phòng ngừa bệnh thối vây, đuôi ở cá bằng cách giữ môi trường sinh sống của chúng luôn sạch là rất cần thiết.

Cách phòng chống bệnh thối vây, đuôi ở cá

Cách hiệu quả nhất để phòng chống bệnh thối vây cũng như vô số bệnh khác trên cá cảnh là đảm bảo nước bể của bạn luôn sạch sẽ và được thay thường xuyên.

Để phòng bệnh thì bạn cần phải tiến hành thay nước cho bể thường xuyên. Tối ưu nhất là khoảng 10-15% lượng nước bể một tuần với nước sạch đã qua xử lý clo. Có máy lọc cặn sẽ hỗ trợ bạn kết hợp lọc bùn đáy bể và lọc nước cùng một lúc.

Bạn nên tránh thả quá nhiều cá vì lượng phân thừa sẽ rất nhiều hoặc các loại phân khác màu sẽ rụng vây của con cá nhiều lần.

Bạn nên kiểm tra độ thích nghi của mỗi loài cá trước khi thả tất cả cá trong cùng một bể.

Bạn cũng không nên cho cá ăn quá nhiều, nên cho cá ăn mỗi lần lượng thức ăn chất lượng tốt vừa phải đủ để chúng tự tiêu hoá thức ăn trong vòng 5 phút. Càng nhiều thức ăn dư thừa thì khả năng vi sinh vật có hại và độc tố trong nước sẽ tăng cao.

Khi cho cá ăn bạn nên quan sát kỹ cá nhằm nhận biết chính xác các triệu chứng của bệnh để mà có thể tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Cách phòng chống bệnh thối vây, đuôi ở cá
Cách phòng chống bệnh thối vây, đuôi ở cá

Với các biện pháp điều trị bệnh được chia sẻ trên bài, Thủy Sinh Aqua hy vọng sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức cần thiết trong việc điều trị bệnh cho cá cảnh.

Xem thêm:

Leave a Comment