Các loại bệnh cá rồng hay gặp và cách điều trị hiệu quả

Bất cứ ai khi chơi cá rồng đều mong muốn rằng chú cá của mình sẽ có được thể trạng khỏe mạnh nhất. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc không tránh khỏi những tác động bên ngoài khiến cá bị bệnh. Chính vì vậy người nuôi cá rồng cần quan tâm nhiều hơn nữa về các loại bệnh làm giảm tình trạng sức khoẻ của cá cảnh.  Hãy cùng tìm hiểu các loại bệnh cá rồng với Thủy sinh Aqua. Từ đó có cách chữa trị thích hợp để chúng khỏe mạnh và phát triển nhanh hơn nữa.

Bệnh xoăn mang (kênh mang)

  • Triệu chứng bệnh

Trong thời gian ngắn khi cá thở mạnh, mang cá phập phồng không êm ái. Về sau lớp màng mang cá mở rộng, bộc lộ những phần cấu trúc ở trong mang. Lâu ngày lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Việc này làm cho con cá khó thở nên chán ăn và quan trọng là con cá trở nên xấu xí, giảm giá trị.

  • Nguyên nhân

Thiếu chăm sóc, nhiễm vi khuẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính. Việc không thay nước định kỳ khiến cho lượng nitrat, amoniac trong nước tăng cao, lượng oxy giảm xuống khiến cho việc thở của con cá khó khăn. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và làm vỏ mang phồng to.

  • Phương pháp điều trị

Khi cá thở khác thường: bạn nên thay 20% nước bể mỗi ngày. Tăng cường sục khí, nếu cần thiết có thể dùng bình oxy đưa vô bể và cố gắng duy trì PH là 6,5, duy trì 2 lạng muối/100 lít nước.

Khi cá bị xoăn vừa: dùng lá bàng khô vò nước rồi đem nước đấy tưới vào bể và lớp xoăn sẽ giảm đi nhiều.

Khi bị xoăn phần mỏng viền mang: bạn có thể cắt bỏ lớp xoăn để chăm sóc với môi trường nhiều oxy. Mang cá kênh có phần vỏ cứng: rất khó khăn để xử lý.

Bệnh xoăn mang (kênh mang)
Bệnh xoăn mang (kênh mang)

Bệnh tróc vẩy trên cá rồng

  • Triệu chứng

Các hàng vảy bị kênh lên (chủ yếu ở lưng). Trường hợp nặng hơn tất cả vảy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc ấy cá bỏ ăn và thường gồng mình.

  • Nguyên nhân

Bệnh thường là nhiễm nấm và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của thời tiết, nước bị lạnh và thiếu oxy.

  • Phương pháp điều trị

Đầu tiên là phải duy trì nhiệt độ nước 30-31 độ C, tăng cường lượng muối trong bể, bổ sung thuốc bột vàng của Nhật.

Một ngày có thể thay nước 2 lần nhưng lượng nước cho thêm và bớt phải rất ít. Trong những ngày đầu tiên chữa bệnh không nên cho cá ăn và vài ngày sau cho ăn hạn chế.

Bệnh tróc vẩy trên cá rồng
Bệnh tróc vẩy trên cá rồng

Nếu cá bị yếu thì khoảng 2 ngày là khỏi và cần phải duy trì nhiệt độ và thay nước ít nhất 1 tuần. Nếu bệnh bị nặng hơn nữa thì khả năng tử vong cao.

Bệnh mờ mắt

  • Nguyên nhân

Do nước không được thay thường xuyên, lượng amoniac và nitrat ngày càng nhiều. Vi khuẩn gây là bệnh có vảy bám vào tròng mắt làm viêm, tạo ra một lớp quầng màu trắng bao phủ bên trong mắt. Nếu không được chữa trị cá sẽ bị mù mắt vĩnh viễn

  • Chữa trị
Bệnh mờ mắt
Bệnh mờ mắt

Tăng lượng muối trong bể, duy trì nhiệt độ nước khoảng 29-32 độ. Có thể dùng tetracyclin hay metronidazole với liều lượng 500 mg/50 lit nước. Duy trì thay nước đều đặn 1 lần/ngày mỗi lần 1/4 lượng nước trong bể.

Bị ký sinh trùng bám trên cá rồng (Rận mỏ neo, mạt cá, …)

  • Triệu chứng

Cá bị kém ăn, ốm yếu, xung quanh các nơi trùng bám vỡ và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đối với cá con, trùng mỏ neo làm hình thành vết thương là cơ hội cho các vi khuẩn có thể gây bệnh gồm: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, … xâm nhập. Trùng hay ký sinh ở vảy, mang, vây, mắt, … trên các loài cá.

  • Điều trị

Cách 1: Dùng thuốc số 0 cho cá rồng, pha theo tỷ lệ 10l nước: 1ml thuốc. 2-3 ngày thay hết nước thì bổ sung thuốc cho đủ liều lượng.

Cách 2: Dùng thuốc tím 1-2, 5g/100 lít nước ngâm cá trong một giờ.

Cách 3: Dùng Dipterex 5 g/100 lít, mỗi tuần 2 lần.

Bị ký sinh trùng bám trên cá rồng (Rận mỏ neo, mạt cá, ...)
Bị ký sinh trùng bám trên cá rồng (Rận mỏ neo, mạt cá, …)

Bệnh chướng bụng/Trướng bụng

  • Triệu chứng

Cá bỏ ăn, bụng lớn hơn bình thường, đại tiện khó khăn, sau khi bài tiết có dính sợi trắng ở hậu môn.

Nặng hơn nữa có thể ở hậu môn chảy cả nước nhờn.

  • Nguyên nhân

Do ăn uống, không phải lúc nào thức ăn cũng đúng yêu cầu nên gây chứng không tiêu và viêm đại tràng. Một số cá rồng bị viêm đại tràng mãn tính khiến hậu môn đỏ và phình ra (lòi trĩ).

  • Chữa bệnh
Bệnh chướng bụng/Trướng bụng
Bệnh chướng bụng/Trướng bụng

Thay 1/3 lượng nước, tăng cường oxy, thêm muối và duy trì nhiệt độ khoảng 30 độ C và có thể bổ sung một lượng metronidazol để điều trị.

Bệnh đốm trắng trên cá rồng

  • Triệu chứng

Nước đục và có mùi vị tanh khó chịu. Cá bơi lội thường hoảng hốt, cọ người vào thành bể, bỏ ăn. .. trường hợp nặng hơn trên cơ thể, đặc biệt trên thân, đuôi có những đốm trắng lớn phát triển cực nhanh. Nếu không chữa sớm mà bệnh chuyển biến qua giai đoạn nặng chắc chắn cá sẽ chết.

  • Nguyên nhân

Những đốm trắng là một dạng nấm, bám trên thân thể cá và hút chất lỏng trên cơ thể cá làm cho cá khó chịu. Loại nấm này phát triển một cách nhanh chóng tại 25 độ C.

  • Điều trị

Mới bệnh: thấy cá bị bệnh nên tăng nhiệt độ (khoảng 32 độ C), nếu trường hợp nhẹ thì cá sẽ khỏi.

Bệnh nặng: phải thay nước thường xuyên với số lượng ít một, bổ sung muối ăn. Nên dùng một vài thuốc ở mặt hàng cá và phải chữa khỏi hoàn toàn, tránh tình trạng bệnh tái phát.

Bệnh đốm trắng trên cá rồng
Bệnh đốm trắng trên cá rồng

Trên đây là bài viết tổng hợp các loại bệnh cá rồng cùng những triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh cho cá. Hy vọng, bài chia sẻ Thủy sinh Aqua sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho độc giả, để bạn đọc có nhiều kiến thức trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc cá rồng. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Leave a Comment