Cây thủy sinh cần thời gian để thích nghi, và việc thả trôi trên bề mặt hồ là cách tốt để cây ra rễ, thích nghi dần với môi trường mới. Vậy cách hạ thủy cây thủy sinh như thế nào? Hãy cùng Thủy Sinh Aqua tìm hiểu ngay bên dưới bài viết này nhé!
Các loại cây cần được hạ thủy
Cây cấy mô được lấy từ trong chậu trong ly hoặc bịch (cải thảo flamingo, cúc la mã. . vv)
Các loại cây cạn không có lá nước (cúc nana, nana white, bucep lá cạn)
Những cây lá nước nhạy cảm hay cây lá nước được bạn mua từ các hồ của người nuôi khác.
Lá của cây thuỷ sinh mới cũng có thể áp dụng cách này, điểm khác là bạn phải buộc rễ cho cây luôn hướng tới bóng đèn.
Lý do bạn nên thả trôi cây thuỷ sinh
- Dinh dưỡng: Tầng mặt hồ luôn có nước tốt và dinh dưỡng được lưu thông 1 cách tốt nhất qua rễ và lá cây. Thả trôi trên mặt nước sẽ là cách tốt nhất giúp cây thuỷ sinh thích nghi.
- CO2 và O2: Đa số loại cây cần thả trôi đều là cây cạn, cây cấy mô hay thực vật cạn nói chung, vì vậy nồng độ các chất dinh dưỡng quan trọng nhất như khí Carbon trong nước thường có nồng độ cực cao, cao gấp nhiều lần so với hồ thuỷ sinh cân đối nhất. Ví dụ lượng Co2 trong nước trung bình là hơn 300 mg/l (300 ppm) , nhưng trong 1 hồ có co2 rất tốt cũng chỉ đạt được dưới mức 30 ppm, tức kém hơn 10 lần. Trong môi trường cấy mô thì cây được hấp thụ lượng co2 khổng lồ 1 cách thoải mái và trực tiếp. O2 thì không cần bàn luận nhiều đến nồng độ trong môi trường cạn và dưới nước. Nên việc thả trôi cây thời gian đầu là cần thiết giúp cây không bị thiếu 2 chất quan trọng thiết yếu trên.
- Shock môi trường: Cây cạn, cấy mô hay cây lá nước được đưa từ hồ khác qua lại. Việc thay đổi môi trường nước có thể làm cây bị shock và khả năng rửa lá một cách nhanh chóng hoặc bị nhiễm khuẩn tăng cao thả trôi cây để giảm việc cây sốc môi trường đột ngột.
- Áp lực nước: Khi cây bị đưa trực tiếp từ hồ thuỷ sinh xuống áp lực nước cũng là một trong các nguyên nhân khiến cây bị rửa lá rửa rễ và chết.
- Ánh sáng: Đối với cây cạn và cây cấy mô có thể thả trôi một phần để cây tiếp xúc với lượng ánh sáng tốt nhất nhờ bóng đèn thay cho ánh sáng mặt trời.
- Nhiệt độ: Nước trong hồ luôn mát sẽ giảm thiểu việc cây rửa lá rửa rễ.
Cách hạ thủy cây thủy sinh
Cách hạ thủy cây thủy sinh cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn thực hiện theo những điều sau:
- Nên rửa và tách lớp giá để lấy cây từ trong hộp ra có thể cắt bỏ lá cạn ở một số nơi quá sâu. Nếu là cây cấy mô nên cần rửa sạch sẽ phần gel dinh dưỡng bởi dinh dưỡng đậm đặc rất dễ làm nấm và vi khuẩn phá hoại cây.
- Các bạn có thể nhét cây vào hốc sát mặt nước để trồng, hay mua box câu và thả cây vào.
- Nhẹ tay và cẩn trọng với rễ, lá cây để tránh làm hư hại cây trong thời điểm nhạy cảm này.
- Thả trôi cây ở tầng mặt xuống đến khi nhìn ra chồi rễ trắng mới thì lúc ấy cây đã thích nghi được nhanh hơn với hồ thuỷ sinh của bạn. Có người nói thì tầm 5-7 ngày nhưng với bản thân khoảng thời gian này không quan trọng là mấy, vì vậy kiểm tra rễ lá cũ xem cây có ra được rễ mới không là việc quan trọng nhất.
- Tốt nhất là hồ thuỷ sinh của bạn thì nên thả trôi cây nhạy cảm, ít dầu. Thả trôi cây cần có lọc dầu hoặc in out lọc váng sẽ làm mát tầng mặt và cấp đủ o2 cho cây thời gian này. Dinh dưỡng hồ thả cây có thể không nhiều, tuy nhiên cần sạch sẽ.
- Nhiệt độ của hồ thả trôi cần mát và lý tưởng khoảng 24-28 độ.
- Hồ thả trôi bắt buộc cần CO2 được cân bằng, tốt nhất là căng co2 ở mức độ có thể để cá tép trong hồ thuỷ sinh của bạn có thể chịu được.
- Tránh đổ thật nhiều nước làm thay đổi nhiệt độ hồ thả cây thời gian dài.
- Khi cây đã tạo được ra rễ trắng có thể châm vào một vài doping đẩy nhanh sự tăng trưởng như: seachem advance, ADA Green Gain, Nuphar Faster hay VitaTM.
- Tốt nhất là cần có một hồ chăm sóc cây lúc mới mang mầm có thể hiểu nôm na là hồ bsa thả cá hay một thùng xốp đc set dùng nuôi tép.
- Tránh thả trôi quá nhiều giống cây đến cùng một lúc trong hồ. Đây là môi trường thuận lợi cho phép vi khuẩn thâm nhập và phát triển lúc cây đang suy yếu không kịp thích nghi.
- Có thể thay đổi chiều cao của cây 1 cách từ từ giúp cây thích nghi, chẳng hạn khi cây ra rễ xong thì bạn đặt nó ở nhánh lũa tầng giữa hồ trước rồi sau đấy mới đến tầng sâu hơn.
Trên đây là cách hạ thủy cây thủy sinh vô cùng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ của Thủy Sinh Aqua sẽ mang lại những kiến thức thủy sinh hữu ích dành cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc này hay muốn tìm hiểu về cách cắt tỉa cây thủy sinh hay các vấn đề như ốc táo có ăn cây thủy sinh không thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!