Cây lưỡi mèo thủy sinh là loại cây được ưa chuộng nhất hiện nay. Với hình dáng đẹp, dễ trồng, cây lưỡi mèo còn mang đến ý sự tài lộc cho gia chủ. Vậy cách trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo như thế nào? Hãy cùng Thủy sinh Aqua tìm hiểu ngay bên dưới bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về loài cây này cũng như địa chỉ mua cây thủy sinh bể cá nhé!
Đặc điểm của cây lưỡi mèo thủy sinh
Cây lưỡi mèo thuỷ sinh cũng được đặt với khá nhiều tên khác nhau: cây Lưỡi Cọp, cây Lưỡi Hổ, . .. tên khoa học của loài cây này là Sansevieria trifasciata var. hahnii Hort. Thuộc họ Agavaceae. Cây thích hợp sống ở các nơi ẩm ướt như bờ ao, ven suối, rừng nhiệt đới ẩm,.. Cây lưỡi mèo sẽ phát triển mạnh khi môi trường sống cung cấp đầy đủ ẩm và ánh sáng yếu, nơi có nhiều bóng râm. Chúng cũng có thể sống được dưới môi trường nhiều ánh sáng.
Ngày nay, loài cây này còn được ưa chuộng trồng với hình thức thuỷ sinh hơn nữa. Vì nó tiết kiệm chi phí, lại dễ dàng chăm sóc và đỡ mất thời gian hơn. Cây cao khoảng từ 25 đến 35cm. Các bẹ lá phủ quanh thân cây che kín toàn bộ phần thân cây. Thân cây có màu trắng, ngắn, hẹp và không chia nhánh.
Lá cây hình thù tương tự như lưỡi dao. Mặt dưới bề rộng ôm lấy thân cây cong dần về phía ngọn lá. Lá cây lưỡi mèo dài tầm 8 đến 15 cm và bề ngang khoảng 4 – 7cm. Lá trông khá mọng nước, nhẵn mịn và mặt trên không có lông. Màu lá cây có 2 màu đặc trưng là xám đốm xanh hoặc xanh đốm trắng.
Hoa cây Lưỡi Mèo có dạng tròn và mọc lên từ những nách lá. Màu trắng ngả xanh, mùi hương dịu. Có quả màu vàng giống trái mít chín, hình bầu dục.
Công dụng của cây lưỡi mèo thủy sinh
Cây lưỡi mèo thuỷ sinh trồng thường dùng trưng bày và sử dụng nhiều nhất là đặt trên bàn ăn, bàn làm việc, bàn đón tiếp khách hoặc kệ sách báo, tivi. .. ở các nơi có diện tích thích hợp đều trồng cây được.
Ngoài trồng thuỷ sinh cây lưỡi mèo trồng trong chậu đất cũng khá nhiều, tùy thuộc theo nhu cầu của từng người có thể lựa chọn cách trồng khác nhau, trồng kiểu nào cây cũng phát triển tốt.
Ý nghĩa của cây lưỡi mèo thủy sinh
Cây lưỡi mèo có tác dụng bảo vệ và đem tới tài lộc đối với người trồng. Chính vì vậy cây hay được trồng ở những nơi gần với người nhất.
Cây lưỡi mèo lọc khí cũng khá tốt. Thật ý nghĩa khi lựa chọn giống cây để làm quà tặng bạn bè, người thân yêu.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo thủy sinh
Để trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo thủy sinh bạn cần thực hiện những điều sau:
Kỹ thuật trồng cây lưỡi mèo thủy sinh
Để nhân giống cây lưỡi mèo bạn cần chọn những cây con từ cây mẹ khoẻ mạnh, không bệnh và phát triển tốt. Sau đó rửa sạch sẽ rễ cây rồi thả vào một bể thuỷ sinh khác đã có đủ nước và dung dịch dinh dưỡng. Đặt chậu ở nơi có ánh sáng và thông gió. Chú ý thường xuyên thay nước và dung dịch dinh dưỡng cho cây khi cây phát triển. Ngoài ra, người nông dân cũng nhân giống theo cách cắt bỏ lá xanh của cây non.
Bước tiếp theo, chuẩn bị một chậu thuỷ sinh cao tầm 15 – 20cm. Có miệng chậu khá lớn và phần eo nhỏ hơn đáy chậu. Rửa lại chậu rồi đổ vào đấy ít nước vào dung dịch dinh dưỡng.
Bước thứ hai là rửa sạch sẽ rễ cây với vòi nước phun nhẹ nhàng. Tránh sử dụng tay đập rể sẽ gây gãy toàn bộ rễ. Rửa phần lá cây bằng cách vò nhẹ nhàng từ nách lá đến ngọn lá. Cắt bỏ phần rễ hoặc lá bị thối và héo vàng.
Thay nước mỗi ngày liên tục trong 1 tuần đầu sau khi trồng cây giúp rễ cây không bị dập nhũn. Chú ý sau khi thay nước cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng vào cây.
Sau một tuần đầu, thì cách 1 hoặc 2 tuần, thay nước và dung dịch dinh dưỡng, chăm sóc lại cây để rể không bị bám rêu hay mắc bệnh. Bạn cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chí:
- Ánh sáng cho cây
Cây không ưa nắng sẽ chỉ phát triển tốt trong môi trường ánh sáng thấp. Cây khi tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời càng lâu sẽ dẫn đến rụng lá.
- Nhiệt độ cho cây
Cây ưa ẩm, phù hợp với nhiệt độ khoảng 17 -250 độ C . Có thể sống trong môi trường lạnh và cũng có thể chịu được nóng.
Cách chăm sóc cây lưỡi mèo thủy sinh
Loài cây này dễ sống và dễ phát triển. Vì vậy nên nó không đòi hỏi bạn phải bỏ công sức chăm sóc thường xuyên. Nhưng cần chú ý đến những điều sau:
Bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây theo chu kỳ 2 tuần/1 lần.
Bổ sung dung dịch dinh dưỡng vào cây thường xuyên tầm 6 hoặc 8 tuần/1 lần.
Vệ sinh bề mặt bẹ lá thường xuyên để không bị bụi bẩn dính trên lá.
Cắt bỏ những phần rể bị hỏng và các lá bị héo vàng, . ..
Thêm nước vào cây thường xuyên khoảng 7 ~ 10 ngày/1 lần.
Trên đây là những thông tin thú vị về cây lưỡi mèo thủy sinh. Hy vọng với những chia sẻ của Thủy Sinh Aqua sẽ giúp bạn biết được cách trồng và chăm sóc cây tươi tốt, cũng như tìm mua được những loại hạt giống cây thủy sinh chất lượng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.
XEM THÊM:
Cây lũa thủy sinh là gì? Những điều bạn cần biết về lũa thủy sinh