Cây ráy thủy sinh là loại cây cảnh được sử dụng để bài trí ở rất nhiều nơi trong nhà, văn phòng hay cơ sở làm việc. .. Ta không chỉ bắt gặp chúng ở các chậu cây cảnh thông thường bởi đã từ lâu loài cây này đã là loại cây được sử dụng phổ biến cho việc tạo cảnh và trung cảnh trong khá nhiều bể cá thuỷ sinh. Vậy cây ráy thuỷ sinh có những đặc điểm ra làm sao? Khi trồng cây có những chú ý gì? Mời bạn đọc cùng Thủy sinh Aqua tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm cơ bản của cây ráy thuỷ sinh
Cây ráy thuỷ sinh thuộc họ Araceae, chi Anubias có khá nhiều loài khác nhau và được phân bố ở các vùng có khí hậu ấm áp, thường được tìm thấy nhiều ở miền tây châu Phi. Nhìn chung về hình dáng cây ráy thuỷ sinh có màu xanh sẫm, thân và lá cứng, bộ rễ khá phát triển giúp cây bám chắc vào giá thể.
Tốc độ phát triển của cây ráy thuỷ sinh rất chậm vì vậy người chơi cần kiên trì trong quá trình chăm sóc cây. Chúng có thể thích nghi với các điều kiện môi trường sống khác nhau, ánh sáng càng mạnh thì cây ráy thuỷ sinh cũng nhạt màu đi, CO2 và phân nước tuy không thực sự cần thiết nhưng nếu được tăng cường dinh dưỡng chắc chắn ráy thuỷ sinh sẽ phát triển nhanh hơn nhiều.
Điều kiện nước lý tưởng để cây ráy thuỷ sinh phát triển là pH 5.0 – 7.5, nhiệt độ 23 – 29 độ C. Tùy theo mỗi loại ráy thuỷ sinh mà chúng có chiều kích thước khác nhau, chiều cao khoảng 5cm đến 45cm, thích hợp trồng ở các khu vực tiền cảnh và trung cảnh trong bể thuỷ sinh.
Cách trồng và chăm sóc cây ráy thủy sinh
Để có thể trồng và chăm cây ráy thủy sinh đúng cách thì bạn có thể thực hiện theo các tips sau đây:
Cách trồng cây ráy thủy sinh
Đặc tính sinh học của cây ráy thuỷ sinh là bám vào giá thể để sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi trồng ráy thuỷ sinh trong hồ chúng ta cũng cần buộc chúng vào lũa hay đá.
Để ráy thuỷ sinh có thêm chỗ đứng và sinh trưởng phát triển khi buộc chúng ta phải dành không gian cho rễ của chúng bám. Dùng dây để buộc, khi ráy đã mọc rễ dài để bám có thể thực hiện tháo dây ra, khi ấy chúng ta sẽ có một tác phẩm tự nhiên sống động trong bể thuỷ sinh.
Nhân giống ráy thuỷ sinh bằng cách cắt một nhánh cây bao gồm toàn bộ thân, rễ và lá sau đó trồng ở nơi thích hợp là cây sẽ tự phát triển trở thành một cá thể độc lập. Nên thực hiện việc cắt nhánh trong môi trường nước nhằm tránh tổn thương đến cây.
Khi mua ráy để xử lý và trồng trong hồ thuỷ sinh, rất có thể xảy ra hiện tượng sau một vài ngày hay vài tuần cây ráy bị trụi lá, rữa thân rồi chết cả cây.
Nguyên nhân là bởi hồ của bạn thiếu ổn định, vì ráy thuỷ sinh tại các trại cây được trồng trong môi trường bán cạn (không hoàn toàn có trong nước) nên khi mua về nếu vội vàng ngâm ráy trong một hồ thuỷ sinh chưa ổn định khiến ráy không kịp thích ứng, sẽ bị rữa rồi chết cây.
Vì vậy trước khi trồng cây ráy thuỷ sinh nên đợi môi trường hồ thuỷ sinh của bạn ổn định (nhiệt độ ổn định, hệ vi sinh tốt, nước sạch. ..) , sau đó thả trôi ráy trong hồ khoảng 1 tuần thì cắt bỏ rễ, bắt đầu thả trôi cây và chờ cây có rễ mới, cuối cùng mới buộc ráy thuỷ sinh vào lũa đá.
Cách chăm sóc cây ráy thủy sinh
Bất kỳ loại cây thuỷ sinh nào cũng cần nước sạch để phát triển, do đó nên lọc nước thường xuyên nhằm cải thiện chất lượng nước. Nếu trong bể có xác cá cần loại bỏ cá chết và lá rữa có thể cải thiện nước tốt hơn nữa và hạn chế được việc thất thoát hệ vi sinh.
Ráy thuỷ sinh cùng các loại cây thuỷ sinh màu xanh sinh trưởng mạnh với nhiệt độ nước khoảng 22 – 24 độ C, lượng CO2 cao và dòng chảy mạnh. Nếu bạn dự tính trồng ráy thuỷ sinh cùng các loại cây màu xanh vào mùa hè cần chú ý tránh cho nhiệt độ tăng cao, thiếu CO2, chất lượng nước không đảm bảo khiến hệ vi sinh không ổn định.
Xem thêm: Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh đúng kỹ thuật và ý nghĩa phong thủy
Do cây được trồng trên bề mặt nền cho nên chất dinh dưỡng trong phân nền không hữu ích gì với cây ráy thuỷ sinh. Nên ta cần tăng cường phân nước và khí CO2 giúp ráy phát triển mạnh nhất.
Lưu ý:
-
Đặt ráy thuỷ sinh ở chỗ có ít ánh sáng, nếu ánh sáng quá mạnh ráy sẽ bị đen hoặc rách lá.
-
Ráy thuỷ sinh là loài có tốc độ phát triển chậm và cần thời gian dài vì vậy bạn cần kiên trì chăm sóc cây.
-
Nếu ráy thuỷ sinh bị rêu xanh bám thì bạn chỉ cần nuôi bổ sung vào bể các loại cá ăn rêu như cá bút chì, cá otto, cá
Một số loại cây ráy thủy sinh tại Việt Nam
Họ nhà Ráy khá đa dạng nên các giống ráy thuỷ sinh cũng không thiếu. Thuỷ Sinh Aqua xin giới thiệu các loại ráy thuỷ sinh phổ biến trên thị trường hiện nay.
Cây ráy thủy sinh Pinto
Cây ráy Pinto sở hữu những chiếc lá nhỏ, màu xanh – trắng và đầu lá nhọn, cây cao khoảng từ 5 đến 10cm, lá rộng khoảng 1.5cm.
Cây ráy thủy sinh Petite
Cây ráy Petite (hay thường gọi là Nana Petite) là loài ráy được trồng tại Singapore, chúng có lá gần tương tự với lá ráy Pinto, lá nhỏ khoảng 1cm, màu xanh sẫm, đầu lá nhọn, cây cao khoảng 3 – 6cm.
Cây ráy thủy sinh cẩm thạch
Cây ráy cẩm thạch có chiều cao 5 – 12cm, lá màu xanh thẫm pha một chút trắng, đầu lá nhọn, chiều rộng lá khoảng 1cm – 2cm.
Cây ráy thủy sinh cà phê
Cây ráy cà phê có gân lá gần tương tự với lá cây cà phê, đây là lý do chúng được gọi tên như vậy. Cây ráy cà phê cao khoảng 10 – 25cm, phiến lá tương đối dày, chiều rộng lá 4 – 6cm, lá non có màu nâu.
Cây ráy thủy sinh lá tròn
Cây ráy lá tròn có chiều cao trung bình 5 – 15cm, đường kính lá khoảng 3cm, tán lá tương đối lớn và hình tròn giống với đồng xu.
Xem thêm: Phân loại, cách trồng và chăm sóc cây vẩy ốc thủy sinh
Cây ráy thủy sinh lá đại
Cây ráy lá đại là loại cây có kích cỡ to nhất trong tất cả các loại ráy thuỷ sinh. Chúng có thể đạt được chiều cao hơn 30 – 40cm với tán lá rộng 10 – 15cm, phù hợp trồng trong các bể thuỷ sinh cỡ lớn.
Cây ráy Châu Phi thủy sinh
Ráy Châu Phi là một loài cây thuỷ sinh phổ biến dễ trồng. Trong môi trường tự nhiên có thể tìm được cây trong bóng mát, trong suối có dòng nước mạnh hoặc trên những tảng đá to.
Cây có thể mọc bán cạn tức là có thể mọc trên mặt đất hay chìm trong nước. Chúng có khả năng thích ứng cao ở các môi trường phát triển kém. Nếu được cấp đầy đủ ánh sáng và CO2, cây sẽ mọc nhanh chóng và to hơn nữa.
Ráy Châu Phi phù hợp trang trí ở trung cảnh và hậu cảnh của những bể thuỷ sinh. Cột vào lũa hay đá và đặt bộ rễ tiếp giáp với nền sẽ giúp cây phát triển tốt nhất.
Không nên chôn cả thân xuống nền bởi sẽ gây hỏng rễ, tránh cho cây tiếp xúc nhiều với ánh sáng cường độ cao nhằm hạn chế việc lá bị bám rêu độc hại.
Cây ráy lá nhỏ thủy sinh
Ráy Lá Nhỏ có tên gọi chung là Petita Nana. Petite có nghĩa là nhỏ. Với cách xếp lá đẹp mắt, đều đặn và bề mặt lá nhẵn bóng đã giúp dòng cây này được khá đông người chơi thuỷ sinh ưa thích.
Nếu bạn đang chơi thuỷ sinh và yêu thích một dòng cây có sức sống mãnh liệt, dễ trồng, dễ chăm, thì ráy lá nhỏ sẽ là dòng cây thuỷ sinh phù hợp với bạn. Cây vẫn sống được trong môi trường có hoặc không có CO2, tuy nhiên có CO2 sẽ giúp cây tăng trưởng tốt hơn nữa.
Cây ráy lá vàng thủy sinh
Ráy Lá Vàng là loại cây mới lạ với những chiếc lá màu vàng dày hình trái tim và dễ dàng phân biệt với nhiều loại khác. Cây được trồng ở khu vực trung tâm của bể thuỷ sinh và cần khá ít ánh sáng, vì cây có đặc tính phát triển chậm.
Trên đây là một vài loại cây ráy thuỷ sinh có mặt tại Việt Nam. Thuỷ Sinh Aqua hy vọng rằng thông qua bài viết đã có thể giúp các bạn nắm vững thêm về đặc tính và cách trồng cây ráy thuỷ sinh, cũng như cách phân biệt những loại ráy mà bạn ưa thích. Còn nếu bạn đang phân vân không biết nên mua các loại cây thủy sinh đẹp ở đâu thì hãy ghé ngay cửa hàng Thủy sinh Aqua để lựa chọn ngay nhé!