Hệ vi sinh là gì? Top 10 sản phẩm vi sinh cho bể cá

Hệ vi sinh cho hồ cá thuỷ sinh là một yếu tố rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng hồ cá của bạn. Vậy cách tạo vi sinh cho hồ cá như nào là hiệu quả và đơn giản, lại có mức giá hợp lý nhất? Hãy cùng Thuỷ Sinh Aqua để khám phá những phương pháp cải thiện vi sinh hiệu quả và đơn giản nhất thích hợp với người mới.

Hệ vi sinh là gì?

Hệ vi sinh là tập hợp của rất nhiều các vi sinh vật trong môi trường, có nhiều vi sinh vật đã được khám phá và đặt tên, nhưng cũng có nhiều hệ vi sinh vật mà chúng ta không bao giờ hiểu rõ. Trong quá trình Cycle, chúng tồn tại ở nhiều nơi với nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau.

Trong môi trường thuỷ sinh, chúng có thể tồn tại và trao đổi chất ngay trong nước, nhưng cũng ít vi sinh sống nổi trong nước mà chủ yếu chúng dựa vào giá thể tự nhiên như cát, bùn, cây thuỷ sinh, vật liệu lọc. .. Những loài vi sinh này chúng không sống đơn lẻ mà sống trong một quần thể hay chúng ta gọi là hệ vi sinh có liên kết và hỗ trợ nhau (gọi là biofilm – điển hình là cao vôi răng của các bạn, hoặc váng dầu trên mặt nước, hoặc các chất nhầy màu nâu trong bông lọc và sứ lọc)

Hệ vi sinh là gì
Hệ vi sinh là gì

Các loại vi sinh nào có lợi cho hồ thủy sinh?

Dựa trên nguồn thức ăn của vi sinh vật mà các loại vi sinh cho hồ cá được phân làm 2 loại vi sinh là vi sinh tự dưỡng (Chemoautotrophic – ăn tạp chất vô cơ) và vi sinh dị dưỡng (Heterotrophic – ăn tạp hữu cơ).

Trong bể cá, vi khuẩn có thể gây ra quá trình phân huỷ protein từ amoniac và sau đó biến nitrit trở thành nitrat. Quá trình này được gọi là chu trình nitơ.

Bước tiếp theo trong chu trình nitơ là quá trình bài tiết chất thải của cá. Có hai loại chất thải mà cá bài tiết ra: cacbondioxit (CO2) và các hợp chất nitơ.

CO2 được giữ lại trong nước thông qua mang cá sau đó được sử dụng như một nguồn cacbon chính cho các sinh vật quang hoá có trong bể. Những sinh vật này bao gồm tảo và thực vật thuỷ sinh.

Các hợp chất nitơ mà cá thải ra chủ yếu ở dạng amoniac và cực độc hại với cá. Amoniac này sau đó được chuyển hoá thành ion amoni trong nước theo phương trình sau:

NH3 + H2O ↔ [NH4+] + [OH-] 

Bước thứ hai trong chu trình nitơ là chuyển hoá các ion amoni thành nitrit. Bước này được tiến hành bằng một lớp vi khuẩn được gọi là vi khuẩn nitrat hoá. Chi vi khuẩn tham gia vào bước đầu tiên của chu trình là Nitrosomonas, cụ thể là Nitrosomonas europaea. Bước thứ hai được miêu tả qua quá trình oxy hóa sau đây:

2[NH4+] + 3O2 ↔ 4[H+] + 2H2O + 2[NO2-]

Trong bước thứ ba, nitrit sau đó được chuyển đổi sang nitrat từ một chi khác trong lớp vi khuẩn nitrat hoá, đặc biệt là thuộc giống Nitrobacter thông qua phản ứng oxi hoá sau:

2[NO2-] +O2 ↔ 2[NO3-]

Các loại vi sinh nào có lợi cho hồ thủy sinh?
Các loại vi sinh nào có lợi cho hồ thủy sinh?

Cách phát triển hệ vi sinh trong hồ thủy sinh

Có khá nhiều phương pháp có thể sử dụng để tạo được một hệ vi sinh khoẻ mạnh bảo vệ cá trong hồ. Nhưng điểm chung là chúng sẽ cần một khoảng thời gian nhất định mới có thể thiết lập một hệ vi sinh hoàn chỉnh. Dưới đây là một vài cách mà bạn có thể tham khảo qua.

Chờ đợi hệ vi sinh phát triển

Chờ là một lựa chọn khá tốt, vì vi sinh vật trong môi trường thiên nhiên vô cùng phong phú, nếu không có điều kiện để tìm hiểu và mua các chế phẩm sinh học thì các bạn có thể đợi một thời gian tầm khoảng 1 – 3 tháng để bể thuỷ sinh được ổn định vì lượng vi sinh dồi dào sẽ giúp cho bể của bạn được khoẻ mạnh.

Sử dụng men vi sinh

Châm các chế phẩm vi sinh lúc setup bể. Đây có lẽ là cách sử dụng đơn giản và hiệu quả nhất. Các chế phẩm vi sinh sử dụng cho hồ thuỷ sinh hiện nay phổ biến là các sản phẩm: Vi khuẩn quang hợp EM-1, Vi khuẩn cộng sinh EM-Pro, Vi khuẩn quang hợp Jlab, . ..

Sử dụng xác động vật

Một trong những cách được rất nhiều người chơi nước mặn sử dụng để tạo hệ vi sinh nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là sử dụng một con tôm thả vào trong hồ cá thuỷ sinh. Mục đích chính của cách này vẫn là làm xác con tôm phân huỷ, từ đó tạo ra các dòng vi khuẩn mới còn xác của con tôm lại là thức ăn giúp hệ vi sinh tiếp tục phát triển.

Tạo giá thể cho vi sinh

Việc tạo giá thể cũng như là tạo một ngôi nhà nơi hệ vi sinh sống để phát triển và chuyển hoá chất trong nước là rất quan trọng. Bạn có tạo hệ vi sinh ở đâu và tốt cỡ nào nếu chúng không có giá thể để có thể bám vào và phát triển thì các chủng vi sinh này sẽ ngày càng kém hơn hoặc thậm chí khó mà phát triển mạnh mẽ.

Vì vậy các hãng đã nghiên cứu và tạo ra những dòng vật liệu lọc có diện tích bề mặt cao để giúp tạo giá thể và nhà giúp cho hệ vi sinh có thể phát triển mạnh lên.

Bạn có thể tham khảo các dòng vật liệu lọc sau nhằm tạo một bộ giá thể tốt nhất giúp hệ vi sinh được phát triển hiệu quả.

  1. Đá nham thạch trắng có thể sử dụng lâu dài 
  2. Vật liệu lọc Neo
  3. Vật liệu lọc Matrix
  4. Vật liệu lọc Power House
  5. Vật liệu lọc Ehiem Substart Pro
  6. Vật liệu lọc Miniring
  7. …………

Tầm quan trọng của vi sinh trong hồ thủy sinh

Các loại vi sinh cho hồ cá là thành phần quan trọng của quá trình lọc sinh học giúp giữ chất lượng nước tốt.

Khi chất thải phân huỷ tạo ra amoniac (NH 3), chất này có độc tính cao với cá và có thể dẫn đến mù mắt, viêm gan, sưng mắt, lờ đờ chán ăn và thậm chí là chết. Ngay cả một lượng nhỏ amoniac cũng có thể gây hại đối với cá.

Đừng chủ quan khi chỉ nhìn chất lượng nước bằng mắt thường, vì ngay cả khi nước của bạn nhìn rất trong thì cũng có thể có một lượng lớn amoniac đang tồn tại.

Nhìn vào các loại vi sinh ở hồ thuỷ sinh tham gia vào chu trình nitơ ở phía trên thì có lẽ bạn đã nhìn thấy được tầm quan trọng của những loại vi sinh ở hồ cá rồi đấy.

Nhìn vào các loại vi sinh ở hồ thuỷ sinh tham gia vào chu trình nitơ ở phía trên thì có lẽ bạn đã nhìn thấy được tầm quan trọng của những loại vi sinh ở hồ cá rồi đấy.

Nitrosomonas chuyển hoá amoniac thành một hợp chất gọi là nitrit (NO 2 -). Nitrit cũng gây độc cho cá, tuy nhiên một loại vi khuẩn có lợi khác là Nitrobacter sau đó sẽ chuyển nitrit thành nitrat (NO 3 -) vô hại. Các phương pháp lọc khác sau cũng có thể giúp loại bỏ nitrat để duy trì chất lượng nước ở mức độ an toàn giúp cá khoẻ mạnh.

Nitrat tuy vô hại nhưng tích tụ lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến cá và thực vật thuỷ sinh trong bể, do đó điều quan trọng cần làm là bạn cần kiểm tra bể cá định kỳ nhằm loại bỏ các nitrat độc hại. Vi khuẩn có lợi sẽ giúp giữ cho cá của bạn sống cho đến ngày lượng nitrat được loại bỏ hoàn toàn khỏi bể.

Điều cần thiết là phải cung cấp các loại vi sinh vào hồ thuỷ sinh trước khi cho chúng vào bể, nếu không tất cả chúng sẽ chết trong vòng một vài ngày bởi vì amoniac sẽ vẫn tăng lên mà không có cách để chống lại nitrat và phân huỷ nó trở thành các hợp chất độc hại.

Kinh nghiệm về vi sinh và hệ thống lọc cho hồ thủy sinh

Đa số các vi sinh dị dưỡng sống ở trong nền là chính cho nên khi set hồ, các bạn cố cho nền càng cao càng tốt (để không ảnh hưởng đến môi trường) vì nền hồ có thể là nền đất sét trộn, nền cát, nham thạch, sứ lọc, sỏi đá. .. điều quan trọng nhất chính là phải cung cấp đủ oxi trong nước.

Hệ thống lọc chính làm nơi sinh sống và phát triển cho hệ vi sinh hữu cơ là nhóm đảm nhận vòng tuần hoàn Nitrogen nên nếu có đủ oxi trong nước thì bất kì vật liệu lọc làm cũng có thể làm giá thể cho vi sinh. 

Về cách sắp xếp vật liệu lọc của 1 hệ thống lọc thuỷ sinh, các bạn có thể sắp xếp theo bất kì trình tự nào của vật liệu lọc sinh học từ Bông Lọc, Sứ, Nham Thạch. .. Nhưng nên để nước từ hồ vào bông lọc trước, sau là sứ hay nham thạch, matrix, sub pro v.v Và cuối cùng là vật liệu lọc sinh học bằng than hoạt tính hay Seachem Purigen.

Về việc vệ sinh lọc thì cũng tuỳ theo hồ để có thể áp dụng lịch vệ sinh lọc hợp lý. Ví dụ như hồ lowtech (ánh sáng ít, chủ yếu cung cấp dưỡng chất cho cây cối và phân cá) thì có nhiều hồ 1 vài năm không vệ sinh cũng không có vấn đề gì. Nhưng các hồ high tech lại cần vệ sinh nhiều hơn, có thể là hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần. điều quan trọng là không cần vệ sinh lọc cùng ngày thay nước, cũng không vệ sinh lọc quá kỹ, chỉ cần làm sạch một chút cặn bẩn để máy bơm không làm giảm dòng chảy.

Khi bạn setup hồ thì hệ vi sinh sẽ bắt đầu xuất hiện 1 cách tự nhiên, nhưng nếu bạn châm thêm vi sinh nó sẽ ổn định hơn. cách làm hệ vi sinh ổn định nhanh là dùng bông lọc của 1 hồ đã ổn định cho bông lọc mới (Sứ lọc và nước hồ cũ không có hiệu quả trong trường hợp này).

Về lượng nước của máy bơm, nếu hồ của bạn 100 lít nước thì thông thường là bạn cần 1 máy bơm có công xuất từ 300-500 lít/giờ (công xuất thật, nếu là máy bơm Trung Quốc cần phải có).

Về cách sắp xếp đầu ống IN OUT, đa số là phải tuỳ thuộc vào kích thước của hồ, đầu ống OUT thường để thấp cách mặt nước cỡ 10cm. Nếu bạn để ống OUT lên quá cao thì nó sẽ làm mặt nước bị rung, nếu xuống thấp thì mặt nước quá lặng và không tốt cho lượng oxi đi vào hồ. Ống IN nên để đối diện bất kỳ nơi đâu để dòng nước lưu thông quanh hồ.

Việc sử dụng lọc phụ cũng sẽ thuận tiện cho việc vệ sinh lọc sau này. Chỉ cần để lọc ngoài full bông lọc và mỗi lần vệ sinh chỉ cần làm sạch vỏ mà không cần đụng vào lọc ngoài (full sứ hay nham thạch, matrix, sub pro. ..). Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân thì mình cảm thấy chỉ cần lọc ngoài đủ mạnh, chứa được bông và sứ là đã hiệu quả hơn.

Thùng lọc phụ, hoặc lọc bên trong hồ là đã đủ cho 1 hệ thống hồ thuỷ sinh. Nếu các bạn sử dụng thêm lọc kiểu giàn mưa sẽ làm tăng thêm tính hiệu quả, nếu chỉ dùng giàn mưa mà không sử dụng lọc màng thì sẽ có nguy cơ thiếu hụt hệ vi sinh yếm khí.

Lọc màng chỉ hiệu quả cho 1 số hồ nuôi cá tép đặc biệt vì nó có thể cung cấp lượng oxi lớn lại làm nơi trú ẩn cho vi sinh. Nhưng nếu sử dụng lọc thùng cho 1 hồ cây high tech có size lớn lại vừa không thích hợp và không đủ hiệu quả.

Chuẩn bị môi trường nước có NH3

NH3 đặc biệt quan trọng đối với việc tạo hệ vi sinh cho hồ cá thuỷ sinh, bởi vì nó là một chất rất cần thiết với tất cả sự sống. Thời gian tạo hệ vi sinh sẽ ảnh hưởng với chỉ số NH3, bạn có thể tạo môi trường có NH3 với các cách sau:

  • Thả cá con cá yếu, đã chết hoặc con cá có nhiều chất thải cho cá sống một thời gian ngắn, khoảng 2,3 ngày trong hồ.
  • Cho các loại lá cây đã mục nát vào hồ và cho chúng phân huỷ trong nước.

Mục đích của việc này là để làm bẩn nước để có thể tạo thành một lượng NH3 cần thiết trước khi sử dụng vi sinh vật. Cùng với quá trình trên thì việc cung cấp oxy để vi sinh vật phát triển cũng là hết sức cần thiết.

Sau khi có đủ lượng NH3 cần thiết thì việc châm vi sinh sẽ hiệu quả hơn gấp nhiều lần với việc châm trực tiếp ngay khi có nước.

Tại sao cần nuôi dưỡng vi sinh cho bể cá cảnh?

Tất cả các bộ lọc cần hệ vi sinh để xử lý nước chứ không phải chỉ cần lắp đặt thiết bị lọc và sử dụng những vật liệu lọc cho bể cá đã là ổn. Đây là quan niệm sai lầm của khá nhiều người. Yếu tố quan trọng nhất của việc làm sạch và lọc nước hồ cá là hệ vi sinh và tác dụng của vi sinh trong hồ cá là việc xử lý nước trực tiếp, và các vật liệu lọc chính là giá thể và nơi trú ngụ để cho vi sinh sống, bám và sinh sôi phát triển. Nếu không sử dụng chế phẩm sinh học men vi sinh giúp cho việc sinh sôi của vi sinh thì lúc nào trong hồ cũng sẽ có vi sinh, tuy nhiên thời gian để chúng có thể sinh sôi rất ít.

Lọc có thể giữ các cặn bẩn từ hồ thuỷ sinh hoặc chất thải phân cá và thức ăn thừa còn đọng lại. Nếu lâu ngày không được xử lý để chúng phân huỷ và hoà tan trong nước sẽ sinh ra các vi khuẩn và nấm. .. nước hồ trong nhưng cá lại yếu, biếng ăn, xuống màu và bơi rất chậm chạp thiếu tính linh động.

Top 10 sản phẩm vi sinh cho bể cá được người nuôi yêu thích

Sau đây, Thủy sinh Aqua xin giới thiệu cho bạn 10 sản phẩm vi sinh cho bể cá cảnh được yêu thích và sử dụng nhiều nhất 2023:

Vi sinh bể cá Extra Bio

Vi sinh bể cá Extra Bio là dung dịch quy tụ vô vàn các sinh vật sống có lợi cho hồ. Giúp phân huỷ các thức ăn dư thừa từ bể cá khôi phục lại môi trường nước trong lành.

Sử dụng định kì vi sinh Extra Bio tạo các kháng thể để tăng sức đề kháng cho sinh vật trong hồ cá. Giúp cá khoẻ, tránh được nhiều bệnh tật.ật.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Lắc chai đều trước khi dùng.
  • Quy cách sử dụng sản phẩm vi sinh: 1 nắp chai (10ml) sử dụng cho bể 100-200 lít. Nếu lần đầu sử dụng bạn nên dùng 2-3 lần liều lượng cho hồ.
  • Nếu là nước máy thì bạn nên cần kiên nhẫn đợi 2-3 giờ để nước trong thì mới mở lọc.
  • Cứ 7-10 ngày lại châm thêm vi sinh cho bể.
  • Bảo quản nơi thoáng mát, đậy nắp kín để phòng vi khuẩn có hại xâm nhập vào làm hỏng sản phẩm.

Vi sinh cho bể cá PSB

Vi khuẩn quang hợp PSB là một vi sinh tốt hoạt động trong nước. Chúng giúp làm sạch nhanh môi trường nước. Giúp phòng và chữa các bệnh nấm và vi khuẩn.

Đồng thời, sản phẩm chứa lượng lớn Carotene và một số vitamin khác như: vitamin A, D, E Giúp tăng cường sức khỏe cho sinh vật, cá cảnh.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Lắc chai vi sinh đều trước khi dùng.
  • Đối với các hồ mới: liều lượng dùng bạn nên sử dụng là 30-40ml cho 100 lít nước.
  • Khi hồ đã ổn định: liều lượng sẽ giảm đi còn 20-30ml, sử dụng khoảng 2-3 lần trong tuần.

Viên nén vi khuẩn EM

Viên vi sinh EM được làm ở dạng viên nén nên vô cùng gọn nhẹ và dễ dàng sử dụng. Số lượng vi sinh sống có lợi trong sản phẩm ≥ 200 tỷ CFU/gr giúp bể cá ổn định môi trường nước rất tốt.

Sản phẩm hỗ trợ trợ trong việc phân huỷ thức ăn dư thừa và chất cặn bẩn trong bể. Phân giải các chất có hại cho bể cá như: nitơ amoniac, nitrat, nitrit, . .. Giảm mệt mỏi và stress hiệu quả cho tôm và cá cảnh.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Đối với những hồ trong nhà: bạn chỉ cần sử dụng 1 viên nén cho 100 lít nước; sử dụng 1/2 viên cho 1 lần thay nước. Nên sử dụng định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần.
  • Đối với những hồ cá ngoài trời: bạn nên sử dụng 1 viên cho 150 lít nước và sử dụng định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần.

Vi sinh bể cá Compozyme

Vi sinh bể cá Compozyme khử mùi hôi tanh và làm cho nước trong hồ sạch hơn. Tạo các kháng thể để tiêu diệt nấm có hại, giúp cho cá cảnh phát triển khoẻ và phòng tránh được những mầm bệnh có hại. Giúp cá tăng sức miễn dịch và tiêu hoá tốt hơn.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Đối với bể mới: sử dụng 1-2 gram cho 100 lít nước. Sau đó, cho chạy lọc và sủi oxy thường xuyên. Nên cho cá trở lại hồ sau khoảng 3-4 giờ.
  • Khi bể đã ổn định: sử dụng từ 1-2 gram cho 100 lít nước bể.
  • Đối với hồ nước mặn: sử dụng tương tự như trên.
  • Bảo quản ở nơi thoáng mát.

Vi sinh cho bể cá cảnh VS Bio

VS Bio là một bột vi sinh cao cấp cho bể cá cảnh có chứa những vi sinh sống và enzym có lợi nhất cho môi trường nước của cá cảnh. Vi sinh VS Bio giúp làm trong nước, khử mùi hôi và loại bỏ chất thải, thức ăn dư thừa của cá. Khử các chất gây hại (nitrat, nitrit, NH3, . ..) và ngăn chặn sự phát triển của nấm, giúp bảo vệ cá cảnh khỏi nguy cơ gây bệnh từ môi trường. Sản phẩm thích hợp cho nhiều dòng cá khác nhau như koi, 7 màu, ranchu, la hán, . ..

Hướng dẫn sử dụng:

  • Lắc đều chai vi sinh trước khi dùng.
  • Liều lượng sử dụng cho bể cá: 1gram cho 200 lít nước bể, sử dụng định kỳ từ 5-7 ngày. Có thể cho trực tiếp vi sinh vào bể hoặc vào hệ thống lọc.
  • Còn đối với hồ mới bạn có thể tăng giảm 2-3 lần liều lượng để ổn định vi sinh trong hồ hơn.

Vi sinh cho bể cá cảnh Emzeo

VVi sinh Emzeo cũng được sử dụng cho bể cá Koi. Tuy nhiên sản phẩm cũng có thể dùng được cho các dòng cá khác cũng rất tốt. Emzeo chứa nhiều các vi sinh có lợi (> 10 ^ 8 CFU/g) như: saccharomyces sp (nấm men), latobacillussp, actinnomyces, . .. Giúp giải quyết các vấn đề vàng nước, tảo hại và trả lại độ trong sạch cho môi trường sinh sống của cá.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Cho sản phẩm vi sinh vào lọc với tỉ lệ: 5gram Emzeo cho 100 lít bể (duy trì 5gram cho 150-200 lít nước).
  • Mở máy bơm để dung dịch vi sinh hoà tan trong hồ cá
  • Cứ theo định kỳ 10-15 ngày bạn sử dụng 1 lần.

Vi sinh cho bể cá cảnh Mr.Bio

Tiếp theo là một cái tên cũng rất phổ biến trong giới “đồng ngư “: vi sinh Mr.Bio. Vi sinh chuyên hỗ trợ cho bể cá cảnh đang bị nấm, cá bị bệnh, sốc nước và stresss. Ngoài ra, sản phẩm cũng giúp ổn định môi trường nước và khử mùi hôi. Tạo hệ vi sinh có lợi giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong bể. Ức chế, diệt khuẩn nấm giúp tăng cường hệ thống tiêu hoá vốn rất yếu của các dòng cá cảnh.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trường hợp cần bổ sung, cung cấp men vi sinh: quy cách 1/5 nắp chai (1ml) cho 100 lít bể. Sử dụng định kì 7-10 ngày/lần.
  • Trường hợp cá bị nấm, vi khuẩn, sốc nước, lật đáy: bạn thay 30-40% nước trong bể. Cho vào đó 50gram muối hột cho 100 lít nước vào ngăn lọc. Cho vào 1ml vi sinh Mr. Bio cho trực tiếp bể cá cảnh. Thay nước đều đặn 20% nước mỗi ngày sau khi cá hết bệnh. Cứ đều đặn 5 ngày bạn châm 50gram muối hột cho 100 lít nước.
  • Trường hợp bị bong vảy, mục vây, vàng da, đỏ mắt: bạn thay 50% nước trong bể. Cho vô đó 50gram muối hột cho 100 lít nước vô ngăn lọc. Cho 2-3 ml vi sinh Mr. Bio vô trực tiếp hồ cá. Thay đều đặn 20% nước mỗi ngày. Cứ 5 ngày bạn châm 50gram muối hột cho 100 lít nước.
  • Bảo quản nơi thoáng mát, cách xa tầm tay trẻ con.

Vi sinh cho hồ tép V-Active

Vi sinh tép V-Active giàu protein và chất béo thô, giúp tạo ra màng vi sinh biofilm. Biến hồ tép trở thành một hộp tự động lọc nước giúp loại bỏ các tạp chất và thức ăn dư thừa tích tụ. Sản phẩm cũng tạo ra các kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng cho tép. Giúp phòng và giảm thiểu các vi khuẩn có hại xâm nhập gây chết cho tép cảnh.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Rải bột vi sinh trực tiếp vào bể hoặc hộp lọc.
  • Đối với những bể tép mới: sử dụng 1 muỗng cafe cho 100 lít nước.
  • Khi bể tép đã ổn định: sử dụng 1 muỗng cafe dùng cho 500 lit nước, định kỳ 10-15 ngày/ lần. Hoặc có thể bổ sung sau khi thay nước 1 ngày.
  • Bảo quản nơi râm mát, hạn chế ánh nắng mặt trời.

Men vi sinh BIOnAQUA

Men vi sinh BlOnAQUA cho bể cá cảnh chứa lượng lớn vi sinh có lợi, đặc biệt là chủng bacillus. Những sinh vật nhỏ còn tạo ra các hợp chất giúp chống lại các loại nấm hại. Chúng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, giúp cá phát triển nhanh chóng và mạnh khoẻ, đồng thời giúp giữ cho hồ trong hơn và khử được mùi hôi đặc trưng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Đối với bể mới: 1 gram vi sinh BiOnAQUA sẽ tương đương với 100 lít nước trong bể cá cảnh. 
  • Đối với bể đã ổn định: sử dụng 1gram BiOnAQUA cho 100 lít nước.
  • Hồ thủy sinh: cần được làm sạch nền và cây thủy sinh trước. Và sử dụng liều lượng như hướng dẫn ở trên.

Men vi sinh tiêu hóa Koika BAC+

Men vi sinh tiêu hoá Koika BAC + chuyên dùng cho bể cá và tép cảnh. Với thành phần giàu vi sinh bacillus coagulans (10 ^ 8 CFU/ml). Sản phẩm hỗ trợ phòng trị các bệnh về đường ruột và tiêu hoá cho cá, tép. Đảm bảo chúng sinh sản và phát triển tốt, hỗ trợ lên màu, bạn có thể sử dụng cùng với các loại bột tăng màu cho tép sẽ tăng hiệu quả hơn nữa.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Lắt đều sản phẩm vi sinh trước khi dùng.
  • Đối với những loại thức ăn khô: xịt 5 lần cho 50gram thức ăn.
  • Đối với những loại thức ăn tươi: xịt 10 lần cho 50gram thức ăn.
  • Có thể dùng trực tiếp vào bể: cứ xịt 3 lần cho 10 lít nước.
  • Nên bảo quản ở nơi khô mát. Để xa trẻ em.

Có lẽ qua bài viết trên của Thủy sinh Aqua đã giúp bạn chọn đúng chủng loại vi sinh cho bể cá của mình rồi nhỉ.  Hãy dành ít thời gian để chăm sóc cho bể cá cưng của mình hơn. Định kỳ cần thay nước và châm vi sinh sẽ giúp cho hồ cá của bạn ổn định và cá cảnh sinh trưởng phát triển tốt nhất. Nếu có khúc mắc gì hãy để lại comment bên dưới để chúng tôi giải đáp cho bạn nhanh nhất nhé!

Leave a Comment