Bể cá cũng cần các điều kiện tốt nhất để đảm bảo cho sinh vật bên trong bể cá phát triển theo cách tự nhiên. Những yêu cầu đó là sự tuần hoàn, các hệ vi sinh vật phải loại bỏ độc tố, xử lý chất thải và cuối cùng là nước. Để đạt được yêu cầu trên, chúng tôi khuyến khích các bạn hãy dùng những thiết bị lọc nước bể cá, đặc biệt là san hô lọc. Vậy san hô lọc nước như thế nào? Chúng có vai trò thế nào? Để trả lời các thắc mắc trên, Thuỷ Sinh Aqua xin mời các bạn hãy tham khảo trong bài viết dưới đây!
San hô lọc nước là gì?
San hô lọc bể cá là một trong các chất lọc nước đặc biệt quan trọng đối với hệ thống lọc của bể cá và bể nuôi trồng thuỷ hải sản. San hô giúp cho bể cá là chỗ trú ẩn và cư ngụ của các vi sinh vật có lợi, loại bỏ được các chất ô nhiễm trong nước và cải tạo nước hiệu quả.
Vai trò của san hô lọc
- Thành phần chính của san hô lọc nước chính là CaCO3, chính vì vậy nó có khả năng cân bằng độ pH cho nước cực tốt. Đặc biệt nếu bể cá có các loài sinh vật biển bởi các loài này hay sinh sống trong môi trường nước có độ pH cao. Vì vậy, san hô lọc bể là một trong các phương pháp lọc bể đang được áp dụng rộng rãi ở các nhà hàng hải sản.
- Trong hệ thống lọc bể cá, san hô thường được bố trí ở ngăn số hai có chức năng lọc tinh và là chỗ trú ngụ của các loài vi khuẩn có ích để hỗ trợ phân huỷ những chất hữu cơ có trong nước để giữ nước trong bể luôn sạch và ngăn chặn sự phát triển của những mầm bệnh có hại.
Các loại vật liệu khác có thể sử dụng chung với san hô lọc
- Bông lọc
Bông lọc nước là loại vật liệu lọc nước thông dụng nhất hiện nay. Nó có chức năng lọc thô và sẽ lưu giữ lại các chất bẩn do cá thải ra bao gồm: Phân cá, thức ăn dư thừa mà cá không tiêu hoá được, vỏ cây, cặn bẩn… sau khi được máy bơm đưa qua hệ thống lọc thì nước sẽ chảy xuống bông lọc còn các chất cặn bẩn sẽ được lưu lại trên bông lọc. Sau khi bông bẩn các bạn nên thay hoặc giặt bông lọc để tiếp lọc.
- Nham thạch
Đây là loại vật liệu lọc nước được lấy từ núi lửa với cấu tạo là nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt, là môi trường cư trú thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển, đồng thời phân giải chất hữu cơ để giúp cá sống khỏe.
Nham thạch có thể dùng làm nền các bể cá bằng kính, bể nhựa nuôi cá hoặc trồng các loại cây trong khay nhựa.
Sử dụng nham thạch cũng dễ, đầu tiên khi mua về bạn nên làm sạch sẽ sao cho ra toàn bộ chất bột của nham thạch bởi bột này sẽ dính vào các lỗ nhỏ của nham thạch làm hạn chế diện tích trú ngụ của vi sinh vật cũng như làm bẩn nước trong bể và mất mỹ quan.
Nham thạch tương đối mềm nên dễ dàng loại bỏ nếu vài lần rửa hoặc xả không sạch chất bột.
Trong bể lọc nước, nham thạch thông thường được xếp ở ngăn thứ hai hoặc ngăn thứ ba có chức năng làm vật liệu lọc vi sinh và lọc nước.
Cách sắp xếp san hô vụn trong hệ thống lọc nước bể cá hải sản
Đối với các hệ thống lọc nước bể cá koi phổ biến được sử dụng hiện nay là hệ thống lọc bể với hai hoặc ba ngăn.
- Nước từ bể cá koi sẽ được đổ vào ngăn đầu của bể lọc, ở ngăn đầu tiên là ngăn lọc sạch có chức năng lọc sạch các mảng bám như phân cá, rác thải và một phần nhớt cá…
- Ở ngăn tiếp theo sẽ chứa các lớp bọt lọc hoặc bọt biển. Sau khi lọc xong ngăn đầu sẽ sang ngăn thứ 2 và 3 ở đây sẽ có san hô giúp loại bỏ các chất hữu cơ tan vào nước và giúp các khoáng và ion từ san hô tan vào nước nhằm tạo nên nguồn nước thích hợp giúp các loại hải sản sống mà không bị chết.
- Sau đó nước sẽ đến ngăn cuối cùng từ đây nước sẽ được máy bơm đẩy ngược trở lại bể để hoàn thành chu trình lọc nước bể hải sản.
Trong hệ thống lọc bể cá và hộp nhựa chứa hải sản thì san hô sẽ được lọc ở ngăn thứ hai nơi cư trú của vi khuẩn có lợi bám trên bề mặt của san hô để loại bỏ các chất từ ngăn lọc thô không lọc được như nhớt cá, các chất hữu cơ phân hủy từ xác động vật ra khỏi môi trường.
Những lưu ý khi sử dụng san hô lọc cho bể cá
- Mỗi loại san hô lọc nước khác nhau đòi hỏi những kỹ thuật lọc khác nhau. Ví dụ như san hô đá và san hô cây đều gắn chặt với một hòn đá nhỏ. San hô khô bạn có thể dùng tay và đi nhẹ tới chỗ lọc.
- Trong một bể cá cảnh bình thường cũng có khá nhiều yếu tố dẫn đến sự thay đổi màu sắc của san hô. Tuy nhiên yếu tố cơ bản nhất dẫn đến sự thay đổi màu sắc của san hô là nguồn ánh sáng.
- Khi San hô tiếp xúc với ánh sáng chiếu vào mình thì chúng sẽ tìm cách thích nghi bằng việc điều chỉnh kích thước của tế bào thần kinh và sắc tố để đáp ứng với màu sắc của mình. Các yếu tố tác động phụ bao gồm:
Mức độ ánh sáng
Ánh sáng tác động lên san hô với các mức độ khác nhau. Ví dụ như một số loài san hô khác thì chúng sẽ có những tế bào phát quang và nhạy cảm với ánh sáng được gọi là tế bào zooxanthellae. Một trong các tiêu chí quan trọng không thể thiếu đối với những tế bào zooxanthellae và các chất phát quang là cường độ ánh sáng.
Nếu cường độ ánh sáng cao hơn so với màu san hô đang tồn tại trong môi trường tự nhiên sẽ dẫn đến nguy cơ là một số tế bào zooxanthellae sẽ bị phá huỷ hoặc lượng chất phát quang trong mỗi tế bào sẽ bị mất dần.
Nếu số lượng tế bào zooxanthellae thừa trong môi trường có cường độ ánh sáng cực cao rất có thể sẽ gây ra nguy hiểm cho san hô. Bởi lẽ dưới cường độ ánh sáng cao, oxy được sinh ra như một sản phẩm phụ của zooxanthellae được tích tụ với hàm lượng độc có trong san hô.
Thay đổi màu sắc do cường độ ánh sáng
Phổ ánh sáng được sử dụng trong chiếu sáng bể cá cảnh cũng sẽ làm thay đổi sự hiện diện của các rạn san hô. Thiết bị chiếu sáng khác nhau với đèn quang phổ khác nhau với cường độ khác nhau sẽ có các màu sắc khác nhau trên san hô. Ví dụ, bóng đèn phát ra ánh sáng với cường độ trong khoảng màu xanh tím thì san hô có màu đỏ nổi bật, nhưng bạn không thể thấy chúng dưới ánh sáng của bóng đèn.
Thay đổi màu sắc do tia UV
Trong thực tế, những sóng ánh sáng cực tím sẽ thâm nhập vào nước của bể cá cảnh đã được xử lý trước khi ánh sáng vượt qua mặt nước. Cả hai tia UVA và UVB với sóng ánh sáng có thể gây phá huỷ ADN và ARN trong tế bào của san hô. Khi san hô có sắc tố bảo vệ sẽ là màu xanh, tím, hoặc màu hồng. Khi san hô sẽ thay đổi màu sắc. Nó không có gì bất thường hay gây nguy hiểm lớn. Đơn giản chỉ là sự thích ứng với cường độ ánh sáng, quang phổ và ánh sáng của nó.
Vừa rồi là toàn bộ các thông tin về san hô lọc và cách sắp xếp san hô lọc trong bể cả. Nếu bạn còn có thắc mắc gì cần giải đáp, đừng ngại liên hệ với Thuỷ Sinh Aqua để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Xem thêm:
- Sứ thanh hoa mai – Vật liệu lọc bể cá mà bạn nên sử dụng
- Hạt Kaldnes – Vật liệu lọc nước hồ thủy sinh được yêu thích nhất
- Hướng dẫn sử dụng gốm lọc Crystal Bio đơn giản nhất